Quy tắc 4c là gì? Quy tắc 4c được đề ra như một tiêu chuẩn mà nhiều người kinh doanh buộc phải tuân theo khi kinh doanh buôn bán. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn về quy tắc 4c, cùng tham khảo nhé.
Quy tắc 4c là gì?

Hiệp hội 4C là tổ chức thực hiện Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê (Common Code for the Coffee Community: 4C) Hiệp hội 4C (Common Code for the Coffee Community Association) có trụ sở lại Bonn – Cộng hòa liên bang Đức.
4C là viết tắt của 4 từ:
Common (Chung)
4C được xây dựng trên sự nhất trí nội bộ và các nhóm bên liên quan (người sản xuất, thương mại/công nghiệp và tổ chức xã hội).
Code (Bộ qui tắc)
Bộ qui tắc tự nguyện này bước đầu đưa ra một mức tối thiểu về bền vững. Việc tuân thủ được kiểm tra xác nhận kỹ càng.
Coffee (Cà phê)
Tất cả các loại cà phê, các hệ thống sản xuất và các vùng trồng cà phê.
Community (Cộng đồng)
Cà phê 4C được những người nông dân trồng với cam kết giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu nhằm bảo vệ môi trường, đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất cho người làm việc, và nhiều hơn thế nữa. Hiện tại đang có hơn 300.000 nông dân và 900.000 nhân công trên thế giới tuân theo quy tắc 4C.
Các thành viên của Hiệp hội 4C bao gồm nông dân trồng cà phê, nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, nhà buôn, nhà rang xay và nhà bán lẻ cũng như các tổ chức xã hội dân sự – ví dụ các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức lập ra các tiêu chuẩn và hiệp hội thương mại, các viện công, tổ chức nghiên cứu và cá nhân cam kết thực hiện theo mục tiêu của Hiệp hội.
03 chức năng chính của Chứng nhận 4C

– Cung cấp một tiêu chuẩn được công nhận như một bước đầu trên con đường tiếp tục tiến đến sản xuất bền vững;
– Quảng bá và tiến tới hợp tác với các tiêu chuẩn khác và đưa tổ chức thâm nhập vào thị trường;
– Đề ra các chương trình cà phê bền vững rộng hơn.
Quy tắc 4c là gì? Bộ quy tắc thực hiện 4C là một bộ các nguyên tắc xã hội, môi trường và kinh tế mà người nông dân trong các tổ 4C phải thực hiện nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Bộ quy tắc này bao gồm 10 quy tắc thực hành không được chấp nhận và các nguyên tắc của bộ quy tắc 4C.
Xem thêm Tổng hợp những ý tưởng kinh doanh ngày tết thu lời bạc tỉ
10 quy tắc thực hành không được chấp nhận
Quy tắc 1: Lao động trẻ em
Quy tắc 2: Lao động cưỡng ép và bắt buộc
Quy tắc 3: Buôn bán con người
Quy tắc 4: Cấm thành viên hoặc đại diện của hiệp hội thương mại
Quy tắc 5: Thu hồi tài sản cưỡng ép mà không có sự đền bù tương xứng
Quy tắc 6: Không cung cấp nơi ở thích hợp cho công nhân
Quy tắc 7: Không cung cấp nước sạch cho tất cả các công nhân
Quy tắc 8: Chặt rừng nguyên sinh hoặc bất cứ hình thức phá hoại các tài nguyên thiên nhiên khác
Quy tắc 9: Sử dụng các thuốc trừ sâu bị cấm
Quy tắc 10: Các giao dịch trái đạo đức trong quan hệ kinh doanh
11 nguyên tắc đảm bảo điều kiện sống và làm việc

1. Quy tắc 4c là gì? Tự do trong hiệp hội: công nhân và người sản xuất có quyền thành lập, làm thành viên và được đại diện bởi một tổ chức độc lập tùy theo lựa chọn của họ.
2. Tự do mặc cả giá: công nhân có quyền mặc cả giá tập thể.
3. Phân biệt đối xử: bình đẳng về giới, thai sản, tôn giáo, dân tộc, điều kiện vật chất và quan điểm chính trị
4. Trẻ em được hưởng tuổi thơ của mình và có quyền đến trường.
5. Công nhân làm việc được ký hợp đồng lao động.
6. Các giờ làm việc phải tuân thủ theo luật quốc gia, các hiệp ước quốc tế, thảo luận tập thể. Và phải trả công cho làm thêm giờ.
7. Tiền lương phải tuân theo quy định của luật quốc gia hoặc thỏa thuận của ngành.
8. Chủ lao động phải đảm bảo các điều kiện sức khỏe và an toàn làm việc cho công nhân.
9. Các lao động thời vụ và lao động khoán phải được đối xử công bằng.
10. Các đối tác kinh doanh và công nhân trong các tổ 4C cần được đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng và năng suất.
11. Các tổ 4C nỗ lực nâng cao các điều kiện sống và hỗ trợ giáo dục cơ bản cho các đối tác kinh doanh và công nhân.
Qua bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin về quy tắc 4c là gì? Chức năng chính của quy tắc 4C. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Lộc Đạt – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( clv.vn, www.sapo.vn, … )
Bình luận về chủ đề post