Digital Marketing được xem là công cụ tiếp thị trên nền tảng số mà mọi doanh nghiệp cần phải có. Vậy đối với ngành dược phẩm, Digital Marketing được thực hiện phổ biến trên những kênh nào? Cùng Pharmarketing giải pháp marketing y dược chuyên sâu tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Website
Website được xem là yếu tố không thể thiếu trong kế hoạch digital marketing của các doanh nghiệp. Đối với ngành dược phẩm, những lợi ích mà website mang lại có thể kể đến như:
- Cung cấp thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe: Dễ dàng cập nhật các thông tin về bệnh lý một cách nhanh chóng, thuận lợi trong việc tìm kiếm thông tin từ các chuyên gia trong ngành mà không cần phải trực tiếp hỏi bác sĩ về sức khỏe của mình.
- Đẩy mạnh quảng bá sản phẩm và doanh nghiệp: Người quản trị có thể truyền tải thông điệp về nội dung sản phẩm, sứ mệnh, tầm nhìn doanh nghiệp tới tất cả khách hàng của mình trên môi trường số. Giúp khẳng định uy tín, tính minh bạch từ có có được lòng tin từ khách hàng.
- Thúc đẩy hoạt động kinh doanh: Đối với lĩnh vực kinh doanh sản phẩm dược, khi website được tích hợp tính năng bán hàng, doanh nghiệp có thể tối ưu doanh số thông qua việc tiếp cận khách lẻ của mình trên môi trường số. Bên cạnh đó, các chi phí như thuê nhân công, mặt bằng, thiết bị thanh toán cũng được giảm thiểu tối đa.
- Khai thác hành vi người bệnh/người dùng: Bạn có thể theo dõi được hành vi người dùng khi họ thực hiện tương tác trên website, từ đó ‘bắt bệnh’ và đưa ra giải pháp phù hợp.
Khi xây dựng website trong lĩnh vực ngành dược, bạn cần đảm bảo những thông tin sau:
- Đầy đủ thông tin về sản phẩm.
- Các thông tin, kiến thức thiết thực cho khách hàng.
- Những nhận xét, đánh giá của khách hàng cũ.
- Các thông tin về thương hiệu.
SEO
Nhu cầu người dùng trước khi tìm tới bác sĩ thường sẽ tham khảo thông tin bệnh lý của mình trên các kênh thông tin, đặc biệt là tìm kiếm thông tin từ Google. Bởi vậy, khi xây dựng digital marketing cho ngành dược, SEO được xem là phương pháp thu hút khách hàng khi thực hiện chuỗi công việc giúp tối ưu hóa nội dung, tối ưu thứ hạng hiển thị nội dung đó trên công cụ tìm kiếm, gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng.
Hiện nay, các doanh nghiệp cung cấp dược phẩm thường kết hợp SEO với chiến lược Content Marketing nhằm tối ưu mức độ lan tỏa thông điệp tới bộ phận lớn khách hàng mục tiêu mà không cần bỏ ra quá nhiều chi phí quảng cáo.
Mạng xã hội
Hiện nay, mạng xã hội là nơi cung cấp nhiều thông tin về mọi lĩnh vực. Đặc biệt các nền tảng như Facebook, Instagram, Twitter đang được rất nhiều người dùng tham gia. Nhờ tính kết nối cao của nền tảng này, doanh nghiệp hay cá nhân đang quản lý một cửa hàng dược có thể dễ dàng chia sẻ các thông tin hữu ích về bệnh lý, sức khỏe tới người bệnh một cách gần gũi nhất.
Hơn hết, truyền thông Marketing Dược thông qua các fanpage cũng thu hút được một lượng người dùng lớn từ các chiến dịch bài viết, kể chuyện qua hình ảnh, video phù hợp.
Bên cạnh đó, bạn có thể tạo dựng một số hoạt động nhằm quảng bá thương hiệu, sản phẩm thông qua những tính năng được tích hợp:
- Livestream
- Đăng tải hình ảnh, video
- Quảng cáo
Báo
Trong ngành dược phẩm, sử dụng báo chí để nâng cao uy tín doanh nghiệp và sản phẩm luôn là phương án triển khai tối ưu. Với nguồn tin chính thống, qua nhiều khâu xét duyệt, đảm bảo nội dung có tính chính xác cao, báo chí nhận được nhiều sự tin tưởng từ người dùng.
Khi thực hiện chiến dịch PR báo, các bài viết sẽ tồn tại vĩnh viễn, mang lại giá trị lâu dài với chi phí thấp nhất. Phổ biến hiện nay, nhà quản trị thường sử dụng PR báo trên nền tảng online, không chỉ tiếp cận tới người đọc thông tin tổng quan về sản phẩm dược, thương hiệu mà nó còn giúp người đọc dễ dàng nhận diện thông qua hình ảnh, video được cung cấp trong bài viết.
Lưu ý: Nội dung bài PR cho sản phẩm ngành dược nên chứa những ý kiến đánh giá chuyên môn từ bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia y tế nhằm nâng cao sự tin cậy từ người đọc.
Email marketing
Sợi dây kết nối giữa người bệnh/khách hàng và các đơn vị cung cấp dược phẩm, chăm sóc y tế trong môi trường 4.0 hiện nay là thư điện tử (Email). Chiến dịch Email marketing ra đời nhằm thực hiện một số mục tiêu:
- Truyền đạt thông tin sản phẩm đến người bệnh, tối ưu tính cá nhân hóa, xây dựng mối quan hệ bền chặt. Với đặc thù ngành dược, người dùng luôn muốn được chăm sóc kỹ lưỡng với tình trạng bệnh riêng biệt.
- Chuyển đổi và tăng doanh số bán hàng bắt nguồn từ việc thiết lập phễu khách hàng chính xác.
- Dễ dàng tự động hóa, tiết kiệm thời gian.
Bên trên là những chia sẻ từ Pharmarketing.vn về các kênh Digital Marketing cho ngành dược đang phổ biến hiện nay. Hy vọng từ bài viết này, bạn có thể cập nhật xu hướng tiếp thị và có những đánh giá riêng cho riêng mình.
Bình luận về chủ đề post